Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Nhật ký chuyến hành trình lên biên giới Bình Phước


BPO - Vào những ngày giữa tháng 6 và đầu tháng 7, khi tình hình dịch bệnh tạm lắng xuống, tôi may mắn được theo chân cùng với Tỉnh đoàn Bình Phước và Câu lạc bộ thiện nguyện Hoan Hỷ đến thăm các chốt biên phòng trên địa bàn tỉnh. Thật ra dùng từ “may mắn” cũng chưa đúng lắm.

Vì còn nhớ hồi tháng Tư khi lệnh giãn cách xã hội được Chính phủ ban hành nhằm kiểm soát dịch, trái tim tôi ngoài việc hướng về các y, bác sĩ ra, tôi còn dành rất nhiều sự cảm phục đến những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biên giới.

Tận mắt nhìn thấy những khó khăn của các chiến sĩ nơi biên giới khiến tôi vô cùng xúc động

Đọc rất nhiều bài báo viết về các chiến sĩ biên phòng trên khắp Việt Nam và có nhiều câu chuyện đã làm tôi rơi nước mắt. Tôi liên tục nhắn tin cho anh Trần Quốc Duy, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước để hỏi han tình hình và không quên kèm câu nói: “Anh ơi, có cách nào cho em lên biên giới thăm các bạn một chuyến không anh?”. Thú thật ba tôi cũng đã từng đi bộ đội biên giới Việt - Lào 4 năm ở trong rừng sâu, thành ra từ nhỏ tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện kể về lúc ba đang làm nghĩa vụ ở biên giới. Vậy nên từ lúc nhỏ hình ảnh người chiến sĩ biên giới đã có ấn tượng lớn trong tâm trí của tôi.

Đó là lý do mà lúc dịch bệnh đang diễn ra tôi cứ nung nấu tâm niệm muốn được đến thăm các bạn chiến sĩ biên phòng và nói một lời cảm ơn đến sự hy sinh thầm lặng ấy. Tôi hào hứng đến mức đêm sau khi giao lưu tại Tiểu đoàn 208, Trung đoàn 736, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đóng trên huyện Lộc Ninh xong, tôi đã xin ngủ lại một đêm để sáng mai đi lên biên giới sớm.

Ngồi ăn một bát cháo nấm tràm giữa đêm mưa rừng ở chốt biên phòng cùng các bạn chiến sĩ

Bình Phước là tỉnh có đến 260,433km đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia. Những con đường được đổ bê tông thẳng tắp và trải dài. Hai bên đường là những hàng cây cao su cao to lớn, có những đoạn là những hàng cỏ lau bạt ngàn... Tôi ngồi trên băng ghế trước của xe 16 chỗ để được thỏa sức ngắm nhìn con đường biên giới rất đẹp và dài nghi ngút ấy. Phía sau tôi là một bạn chiến sĩ trẻ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước. Bạn ấy như một “hướng dẫn viên du lịch” khi kể cho tôi nghe về quá trình làm xong con đường bê tông tuyệt đẹp kia. Bởi nó đã lấy đi biết bao giọt mồ hôi của nhiều bạn chiến sĩ trẻ đã không quản nắng mưa và mất mấy năm trời mới có thể làm xong con đường biên giới tuyệt đẹp!

Trong tôi lại tăng thêm phần háo hức khi được nghe bạn kể lại quá trình xây dựng bằng chất giọng đầy tự hào của một người lính trẻ. Chúng tôi ghé chân tại đồn Lộc Thiện là một trong 16 đồn của Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Bình Phước, rồi sau đó mới có người dẫn vào các chốt trong rừng sâu. Và dĩ nhiên tâm trí tôi vẫn vô cùng hồn nhiên với suy nghĩ chắc chốt biên phòng sẽ đẹp lắm, sẽ khang trang lắm vì cứ nghĩ nó như một ngôi nhà với đủ đầy tiện nghi cho các bạn chiến sĩ làm nhiệm vụ.

Món quà tinh thần tôi mang đến các chốt biên phòng là những lời động viên người lính tiếp tục cố gắng cho sứ mệnh cao cả bảo vệ biên cương

Nhưng khi tôi vừa đặt chân xuống một chốt biên phòng (nói chính xác hơn là phải có một người bế tôi vào) vì đường rừng không phải là con đường bằng phẳng để một người khuyết tật như tôi có thể đi được. Giữa cảnh rừng rú, chốt biên phòng chỉ là những lán trại được lợp bằng lá buông. Không sóng wifi  hay sóng điện thoại, không điện, không nước sinh hoạt. Chỗ ngủ chỉ là những cái võng treo hoặc những thanh tre ráp lại thành giường. Đó là chưa kể đến những con côn trùng như muỗi, vắt, rắn rình rập khắp nơi.

Tôi cảm giác như mình đang được chú mèo máy Doraemon cho đi lên cỗ máy thời gian để quay về thời kháng chiến vậy. Duy chỉ thiếu mỗi âm thanh súng đạn nữa là sẽ đủ bối cảnh về chiến trường thời chiến tranh. Cảm giác trong tôi rất khó tả khi ngồi giữa rừng thiêng nước độc và thiếu thốn đủ bề. Ấy vậy mà, có những bạn chiến sĩ mới sinh năm 2000 đã phải làm nhiệm vụ canh gác đường biên từ ra tết đến giờ vẫn không được về nhà. Nghe xong câu chuyện tôi chỉ muốn nắm lấy tay bạn chiến sĩ ấy, hai hàng nước mắt tuôn rơi chứ không biết nói gì hơn!

Hai tháng sau tôi lại cùng đoàn làm phim tài liệu của HTV để làm ký sự tài liệu kể về những người lính biên phòng trong cuộc chiến chống giặc vô hình mang tên Covid-19. Tôi có hẳn hai ngày chinh chiến cùng ekip làm phim và các bạn đoàn viên thanh niên trong Tỉnh đoàn Bình Phước, cùng với ekip của Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh. Lần này tôi được lên huyện Bù Đốp và Bù Gia Mập. Và con đường biên giới ở đây rất khác so với con đường biên giới huyện Lộc Ninh. Nó vẫn đẹp khi hai bên vẫn là rừng cây thi thoảng dọc bên hai con đường sẽ có những tán bằng lăng xen kẽ.

Nhưng khi đi sâu vào trong rừng lúc ấy, sự bằng phẳng không còn và nếu như ai đó bị say xe hoặc bị yếu tim thì tin chắc rằng không thể đi được quá nửa đường. Tôi ngồi trên chiếc xe 7 chỗ của HTV mà cảm giác như đang ngồi trên chiếc tàu lượn siêu tốc vậy. Có những khúc đường tôi cảm giác như mình có thể văng ra khỏi xe, dù bên cạnh là hai bạn nam quay phim. Vào đến các chốt giữa mưa rừng lạnh lẽo. Những cơn mưa rừng kia dù dài hay ngắn thì cũng gợi cho tất cả chúng ta một cảm giác nhớ nhà, hoặc hoài niệm về một điều gì đó? Dẫu cho chúng ta có được tôi rèn ý chí kiên cường mạnh mẽ như thế nào đi chăng nữa.

Trong khi mọi người đang set up những cảnh quay cho đêm biên giới, thì tôi lại “tranh thủ” leo lên chiếc võng nằm hứng mưa rừng và nhâm nhi từng hạt bắp mới nướng xong. Tự nhiên tâm trí tôi lại nhớ đến cánh rừng Trường Sơn huyền thoại. Tôi quay sang nói với anh Trần Quốc Duy. “Hay là anh em mình làm phim về rừng Trường Sơn anh nhỉ? Đường mòn Hồ Chí Minh em đã đi rồi và nó rất đẹp”. Lúc đó anh Duy bảo với tôi rằng: “Anh chưa được đi con đường đó em ạ”. Quả thật thế hệ chúng tôi may mắn sinh ra trong thời bình, nên chỉ có thể trân quý sự hy sinh của cha ông ngày xưa là những chiến sĩ đã hy sinh cả xương máu thanh xuân của mình cho tổ quốc. Chứ chúng tôi chưa thật sự hiểu hết sự hy sinh của họ.

Vậy nên khi trải nghiệm một đêm ở chốt biên phòng nơi rừng sâu hẻo lánh thì tôi và mọi người trong đoàn mới thật sự thấu hiểu sự cực khổ của lính biên phòng. Đêm hôm đó chúng tôi ngủ lại tại Đồn biên phòng Phước Thiện. Một anh lính của đồn biên phòng đã nhường phòng ngủ của mình cho chị em chúng tôi. Khuya hôm đó dù rất mệt sau một ngày dài thức dậy từ 4 giờ sáng, nhưng tôi vẫn đứng ở hành lang của đồn và tranh thủ hít một hơi thở thật sâu để tận hưởng trọn vẹn cảm giác đêm biên giới.

Dù không may gặp những khiếm khuyết trên cơ thể nhưng trong tôi luôn giữ “ngọn lửa” nhiệt huyết của thanh niên Việt Nam sống vì một lý tưởng cao đẹp

Một không gian yên ắng tĩnh lặng giữa bốn bề núi rừng, không một tiếng động phát ra và thỉnh thoảng nghe tiếng chó sủa. Tôi như được hòa mình vào không gian tĩnh lặng ấy... Bất giác một nỗi buồn không tên ập đến... Tôi lại bỗng nhớ đến cậu em út của mình chuẩn bị tốt nghiệp sĩ quan và sẽ xin về vùng biên giới công tác. Quả thật khi tận mắt vào các đồn, chốt biên phòng tôi mới thấu hiểu được sự gian khổ của người lính, tự nhiên tôi cũng phải có đôi chút xót xa cho cậu em của mình.

Nghĩ mông lung nhiều thứ, bỗng nhiên tôi nhìn xuống những khóm hồng leo dọc hai bên hành lang. Chúng đang đung đưa trong gió và những giọt mưa rừng hồi nãy vẫn còn đọng trên những bông hoa, tán lá. Những khóm hồng leo như một tín hiệu nhắc đến tôi rằng cuộc sống người chiến sĩ dù cho có gian khổ thiếu thốn đến đâu, thì trái tim họ vẫn căng tràn nhiệt huyết. Bất chợt, tôi nhớ đến bài thơ của một anh chiến sĩ đã đọc cho tôi nghe hai tháng trước khi tôi có dịp đến thăm một chốt biên phòng.

“Tháng tư xưa oai hùng lịch sử
Khắc trong tim bao thế hệ hôm nay.
Tháng tư nay Covid tràn vào
Gây đại dịch lây lan toàn thế giới.

Lộc Thịnh đường biên bao chiến sĩ
Chốt đường mòn lối mở ngăn sông
Tuần tra đêm nghe tắc kè than vãn
Hết dịch rồi biên phòng mới rút đi.  
                                           

                                                                                                     Trần Trà My
Nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/Content/nhat-ky-chuyen-hanh-trinh-len-bien-gioi-binh-phuoc-343811?fbclid=IwAR0VZmc3NzguvrT2j0sOiVCG0pKCbMQdBLo5lPsFxl2BICoyjUryXZjL4HI

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

Từ cô gái bán giày dạo khắp phố Sài Gòn thành bà chủ một thương hiệu giày xuất khẩu


Từ cô gái bán giày dạo khắp phố Sài Gòn thành bà chủ một thương hiệu giày xuất khẩu

Sinh ra trong một gia đình làm nông tại Đồng Tháp, cô gái cá tính này ngay từ năm lớp 9 đã có đam mê đặc biệt với những đôi giày cao gót.

Là phụ nữ, hầu như ít nhất ai cũng sở hữu cho mình một đôi giày cao gót để mang hàng ngày hay vào những dịp quan trọng nào đó. Giày cao gót là một trong những phụ kiện không thể thiếu của chị em phụ nữ.

Và với cô gái xinh đẹp có cái tên rất đẹpTrần Thị Thảo Duyên - thì đôi giày cao gót không chỉ là một phụ kiện đặc trưng của phái nữ, mà ở đó còn là đam mê về một giấc mơ khởi nghiệp để đưa thương hiệu giày Việt Nam xuất khẩu sang các nước bạn.

Từ cô gái bán giày dạo khắp phố Sài Gòn thành bà chủ một thương hiệu giày xuất khẩu - Ảnh 1.

Sinh ra ở vùng quê nghèo, nhưng nhờ đam mê và nỗ lực của mình, cô gái này đã có được những thành quả bước đầu trong kinh doanh.

Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ làm nông tại huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp, cô gái nhỏ nhắn, cá tính này ngay từ năm học lớp 9 đã có niềm đam mê đặc biệt với những đôi giày cao gót. 

Thảo Duyên chia sẻ: "Không hiểu sao mình mê giày cao gót đến lạ kỳ như vậy? Đi học lớp 9 mặc áo dài hầu như các bạn gái trong lớp chỉ mang giày thấp, sandal, riêng một mình là đi giày cao gót".

Dù là một cô gái năng động và cá tính, nhưng mỗi khi xỏ đôi giày cao gót vào chân, Thảo Duyên bỗng thấy mình nữ tính và uyển chuyển trong từng bước đi đến lạ thường.

Hành trình từ cô sinh viên bán giày dạo đến giấc mơ trở thành bà chủ thương hiệu giày Việt Nam xuất khẩu

Sau khi học xong cấp ba ở quê nhà, Thảo Duyên lên thành phố học. Cô tâm sự rằng khi học năm nhất trường cao đẳng Bách Việt chuyên ngành tiếng Anh thương mại, cô đã xin đi làm thêm rất nhiều nghề từ chạy bàn trong quán cà phê, chạy bàn cho nhà hàng tiệc cưới cho tới nhân viên pha chế...

Từ cô gái bán giày dạo khắp phố Sài Gòn thành bà chủ một thương hiệu giày xuất khẩu - Ảnh 2.

Ngay khi còn là sinh viên năm nhất, Thảo Duyên đã đi làm thêm rất nhiều nghề.

Đến năm thứ hai, Thảo Duyên xin đi làm PG cho các sự kiện, làm nhân viên bán hàng cho các hãng điện thoại, cửa hàng điện máy, giày dép… Sau những giờ học trên lớp, cô gái sinh năm 93 này lại đi làm cật lực từ sáng tới tối mịt mới về đến nhà. 

Với Thảo Duyên lúc đó, làm thêm không những giúp cô kiếm thêm thu nhập trang trải học hành, mà còn giúp cô thu thập thêm kinh nghiệm và tích lũy kỹ năng.

Sau một thời gian đi làm, một người quen của Thảo Duyên mở xưởng sản xuất giày nên cô nhận thêm công việc đi chào hàng cho các cửa hàng giày ở Sài Gòn. Từ đó, hàng ngày cô lang thang khắp "hang cùng ngõ hẻm", mỗi ngày mang theo vài chục đôi giày chào hàng và bán cho các shop. 

Tốt nghiệp ra trường, sở hữu một "chút vốn nho nhỏ" từ kỹ năng, kinh nghiệm lẫn tài chính, cô cùng với người anh họ đã mở ra một cửa hàng giày Việt Nam xuất khẩu cho riêng mình.

Khởi nghiệp từ năm 2014 đến nay đã được ba năm, hiện tại Thảo Duyên quản lý hơn 20 nhân sự và ba chi nhánh cửa hàng, hai chí nhánh tại Sài Gòn và một chi nhánh ở Campuchia.

Cô gái chia sẻ thêm rằng: "Có được như hôm nay, là nhờ những tháng ngày sinh viên không hề ngại gian khổ, sẵn sàng đương đầu với khó khăn đã giúp cô có thêm rất nhiều tài sản quý giá làm hành trang vào đời, làm nền tảng cho khởi nghiệp hôm nay".

Từ cô gái bán giày dạo khắp phố Sài Gòn thành bà chủ một thương hiệu giày xuất khẩu - Ảnh 3.

Chính nhờ những năm tháng sinh viên đầy vất vả, nỗ lực mà có một Thảo Duyên trưởng thành như ngày hôm nay.

Có những thương hiệu được ra đời chỉ nhờ một sở thích của một ai đó và với Trần Thị Thảo Duyên cũng vậy, từ một ước mơ nhỏ bé là thích được uyển chuyển trên những đôi giày cao gót và cho đến niềm khát khao xây dựng một thương hiệu giày Việt Nam xuất khẩu.

Mục tiêu của Thảo Duyên trong vòng hai năm tới sẽ mở thêm chi nhánh thứ hai tại Campuchia, một chi nhánh mới ở Bình Dương và mở thêm xưởng sản xuất các loại giày để phuc vụ cho niềm yêu thích giày cao gót của các cô gái Việt Nam lẫn khách hàng nước ngoài.

Quả bóng lăn, trái tim lăn

Vậy là thêm một mùa World Cup nữa lại về, hàng triệu trái tim trên khắp hành trình lại có dịp lăn theo quả bóng tròn. Bóng đá môn thể thao đ...