Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

Thiện nguyện tinh thần

BPO - 5 giờ ngày 1-1-2021, lúc đó tôi đang còn trên xe khách đi từ Sài Gòn lên Buôn Ma Thuột dự đám cưới một người bạn thì anh Trần Quốc Duy, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước đã trao đổi với tôi về ý tưởng năm nay mình sẽ truyền lửa cho những người bán vé số, lái xe taxi, xe ôm... Anh bảo: “Đây là những người rất thiếu thốn về tinh thần và cần nhận được sự động viên giúp họ có ý chí phấn đấu hơn trong cuộc sống”.

2020 là một năm tôi và anh Trần Quốc Duy đã đồng hành với nhau để làm rất nhiều chương trình dành cho các nhóm đối tượng khác nhau trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Từ học sinh, người khuyết tật, người trong cai nghiện và sau cai nghiện, các bạn nhỏ trong trại trẻ mồ côi và cả các chiến sĩ chuẩn bị hoàn thành nghĩa vụ quân sự chúng tôi cũng đến nói chuyện, động viên tinh thần.Đến mái ấm An Vũ, nơi những đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi nhất. Chúng tôi cùng ngồi lại hát hò và truyền cho nhau những cái ôm yêu thương nhất. Và đó sẽ là những hồi ức đẹp trong khoảng thời trẻ thơ của các bé.

Chúng tôi đã vào những ngôi làng của đồng bào dân tộc thiểu số để tặng quà. Đó là các nhu yếu phẩm và một chút tiền, những thùng quần áo cũ mà chúng tôi đã vận động được từ các nhà hảo tâm. Nguyên một năm trời rong ruổi như vậy, trong tôi luôn tồn tại câu hỏi: "Liệu những việc mình đang làm có thật sự mang lại thay đổi lâu dài cho họ. Hay sẽ làm cho họ thêm ỷ lại và trông chờ vào sự giúp đỡ từ người khác?".

Chúng tôi trăn trở rất nhiều về vấn đề này và luôn tự hỏi xem có cách nào để giúp nhóm người dân tộc thiểu số sớm thoát nghèo. Thay vì đi vận động đồ cứu trợ đem về hỗ trợ họ. Tôi nhớ có lần đến một nhà người dân tộc thiểu số có đến 5 đứa con, mặc dù hai vợ chồng mới chỉ sinh năm 1988. Tôi hỏi bạn Bí thư Đoàn thanh niên xã xem đoàn thanh niên có làm công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình cho họ hay không? Bạn bảo cộng tác viên dân số của xã vẫn thường xuyên phát các biện pháp tránh thai cho các hộ gia đình. Tôi liền hỏi người vợ thì họ bảo vẫn được nhận, nhưng họ bẽn lẽn cười và cho biết không dùng đến. Có những hộ không có nghề nghiệp ổn định và công việc của họ là đến mùa đi tách vỏ hạt điều với thù lao khoảng 6.000 đồng/kg. Mỗi ngày trung bình chỉ tách được từ 6-10kg. Có nhà trang bị cả những thiết bị điện tử hiện đại nhưng chỉ với mục đích duy nhất là giải trí, chứ không phải cập nhật những tin tức nhà nông làm giàu, đưa khoa học vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi...

Suy ra họ vẫn rất nghèo dù trong nhà cũng có những thứ tiện nghi cơ bản. Bài toán thoát nghèo cho người nghèo vẫn còn dai dẳng, nếu như các cấp, ban, ngành và những người làm thiện nguyện vẫn chỉ mãi tập trung vào vấn đề vật chất cứu trợ như hiện nay.

Vậy nên năm 2021 này, chúng tôi tập trung vào mô hình thiện nguyện tinh thần trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Bản thân tôi và Bí thư Tỉnh đoàn Trần Quốc Duy cùng những nhà hảo tâm, các doanh nghiệp sẽ tập trung tìm những nguồn lực về dạy nghề, xây dựng các chuỗi cơ sở vật chất công cộng như nhà vệ sinh trường học, khu vui chơi thư viện cho trẻ em, mô hình kinh tế xanh và xây dựng cầu đường để giao thông được thuận tiện hơn. Và đặc biệt là tìm ra những mô hình thanh niên khởi nghiệp giỏi, tạo ra những câu chuyện về người trẻ vươn lên làm giàu, nhằm lan tỏa đến cộng đồng, nhất là thanh niên trong vùng dân tộc thiểu số.

Khi ta giúp người khác về mặt vật chất thì chỉ có thể giúp đỡ họ trong một thời gian ngắn mà thôi. Nhưng khi ta trao cho họ những giá trị về mặt tinh thần, chắc chắn sẽ làm cho họ thay đổi cả một cuộc đời và còn khiến cộng đồng xung quanh họ thêm phấn đấu nhiều hơn, thay vì trông chờ, ỷ lại vào những chuyến từ thiện vật chất.

Nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/news/19/122028/thien-nguyen-tinh-than?t=&zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR00ytDK-M06r4Monjs7z3ireLVewQ8GV1Evjnsx8kXf_PFiWHVcfzLnwMA

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Câu chuyện về cha của Ngọc Trinh dưới góc nhìn bình đẳng giới


 Có lần tôi ngồi xem vlog của Ngọc Trinh quay về cảnh cha cô ấy dạy con gái món cà ri vịt. Thử thách đặt ra là cha của Ngọc Trinh phải để cho cô ấy tự làm tất cả, dưới sự hướng dẫn của ông. Quả thật khi xem xong clip ấy, tôi đã hiểu được vì sao cô gái này lại có một cuộc sống được nhiều bạn gái trẻ mơ ước.

Câu chuyện về cuộc đời của cô gái đẹp Trà Vinh ấy đã được biết đến rộng rãi trên truyền thông, đại chúng. Có thể nói, sự giàu có của Ngọc Trinh hôm nay một phần cũng nhờ thị phi mà ra, nhưng ít ai để ý đến chi tiết tuổi thơ của cô gái nghèo khổ và mồ côi mẹ từ lúc mới chào đời ấy lại may mắn có một người cha đặc biệt. Một người đàn ông không được học hành bài bản, phải chạy xe ôm để kiếm sống qua ngày nuôi các con.

Dù nghèo khó đến đâu thì ông Bảy Tòng vẫn cưng chiều con gái và làm hết mọi việc. Dù đi làm vất vả nhưng lúc về đến nhà, người cha ấy vẫn tự nấu cơm, rửa chén... Mọi công việc ông đều tự nguyện làm để chăm sóc con gái mình. Dường như đây không phải là "hình mẫu" mà chúng ta vẫn thấy về một người cha nghèo khó, nát rượu và chuyên hành hạ con cái, nhất là có con gái trong nhà sẽ là "tâm điểm" của các ông bố nhắm vào. Bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn đâu đó đeo bám không ít gia đình Việt.

Chúng ta nói rất nhiều về bình đẳng giới, về việc giảm bớt sự coi thường người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tuy nhiên, hiện nay bao nhiêu bé gái ở Việt Nam được người cha gieo vào đầu con gái mình rằng giá trị của người phụ nữ là sự tôn trọng? Bao nhiêu ông bố đã dạy con trai mình rằng đừng xem phụ nữ là một công cụ trong cuộc sống?; rằng dù là chồng thì con vẫn phải phụ vợ nấu cơm, chăm sóc con cái, chứ không phải chỉ biết lo sự nghiệp.

Nếu bé gái luôn được cha mẹ dạy dỗ từ tấm bé rằng, việc con chọn hy sinh cho người đàn ông con yêu, nó chỉ là sự lựa chọn như vô vàn những sự lựa chọn khác, chứ nó không phải bởi vì con mang thân phận đàn bà. Hay như chính người mẹ sẽ gieo vào tư tưởng con gái mình rằng, được sinh ra là người phụ nữ là một đặc ân chứ tuyệt đối không phải để tự mình làm khổ mình hay cho phép bất kỳ ai làm khổ mình.

Vậy nên, chính cha của Ngọc Trinh từ nhỏ đã xem con gái mình là một báu vật, thì khi lớn lên cô gái ấy sẽ sống như một nữ hoàng. Nó bắt nguồn từ trong tiềm thức của một đứa trẻ, nhất là các bé gái luôn lấy hình mẫu của người cha để tìm người đàn ông cho cuộc đời mình sau này.

Trần Trà My

Nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/news/369/121831/cau-chuyen-ve-cha-cua-ngoc-trinh-duoi-goc-nhin-binh-dang-gioi?fbclid=IwAR26_BaXM0uX7tDg5QnwUynM_zA1pTO9ixuIjZpG5dmqw5WbwWS18mw6rdQ

Nếu quý độc giả thấy bài viết của mình mang tới giá trị, thì hãy ủng hộ tinh thần cho mình bằng một ly cà phê tại đây nhé!

Nguyễn Duy Quyền - Cây bút trẻ đa năng

 Là một tác giả trẻ nhưng không còn xa lạ với giới độc giả mê văn chương, dường như cái tên Nguyễn Duy Quyền có một giọng văn đậm chất Nam bộ với rất nhiều tác phẩm đã từng xuất bản như: “Người bên lề cuộc sống” - NXB Thanh Hóa 2010, “Quên được cứ quên” - Phương Nam book 2016, “Sài Gòn trong Sài Gòn” -NXB Văn hóa - Văn nghệ 2017, “Đời có bao nhiêu lần cho ta đôi mươi” - đồng tác giả với Huỳnh Tuấn Anh - NXB Văn hóa -Văn nghệ 2017, “Còn quá nhiều thứ để thương” - NXB Văn hóa - Văn nghệ 2018, “Tiệm ký gửi nỗi buồn” - NXB Hội Nhà văn 2021. Là một cây bút sống khá khép kín nhưng ít ai biết rằng đây là một người đàn ông rất đa tài khi cùng một lúc kiêm rất nhiều nghề khác nhau.

Nguyễn Duy Quyền là cây bút đậm chất Nam bộ với giọng văn đơn giản, dung dị và ngọt ngào

Nguyễn Duy Quyền sinh năm 1983, sinh ra và lớn lên ở miền Tây nên phong cách sống cũng ảnh hưởng khá nhiều. Hiện anh đang làm y tá dịch vụ của Tập đoàn International SOS tại Việt Nam, đồng sáng lập, thiết kế chính của thương hiệu 1983.

Duy Quyền cho biết, anh không có quan niệm đa năng hay không đa năng, bởi nếu mình thích bất cứ việc gì thì dĩ nhiên mình sẽ tìm hiểu nhiều về nó. Bất cứ ai có khả năng làm tốt một việc, nếu bỏ thời gian và chịu khó rèn luyện thì họ có thể làm tốt tất cả những việc khác. 

Khi được hỏi: “Những công việc anh đang làm không hề liên quan gì với nhau, vậy anh đã thu xếp nó như thế nào?”. Duy Quyền khẳng định: “Có liên quan đó chứ? Nếu em không có khả năng giao tiếp tốt và quan tâm tới người khác thì sẽ không làm tốt được việc gì hết. Với anh, bất cứ nghề nghiệp nào cũng vậy, cũng cần lắng nghe, cảm nhận và biết thay đổi mình cho phù hợp với yêu cầu công việc mới. Ngay cả nghề y tá anh đang làm cũng vậy. Y tá làm ở bệnh viện sẽ khác rất nhiều với y tá chuyên biệt về bệnh nghề nghiệp mà anh đang làm. Mỗi một môi trường đều đòi hỏi mình phải tự học hỏi và thích nghi, đó là lý do anh luôn thấy mình sống có mục đích, vì anh cảm thấy mình luôn đi về phía trước. Anh thường lên lịch làm việc trước cho cả tháng, cứ vậy mà làm mỗi ngày. Mỗi tối về nhà anh sẽ dành 30 phút trong ngày để xem lại mình đã đi đúng tiến độ công việc hay chưa? Việc gì chưa làm tốt? Tại sao chưa tốt? Và check lịch cho ngày hôm sau để chắc chắn không bỏ sót gì. Khi làm nhiều việc cùng một lúc thì phải giỏi quản lý thời gian cho chính mình”. 

Với công việc viết văn, với Duy Quyền gần như là một cách để anh tự trò chuyện với chính mình. Anh đã bắt đầu viết từ lúc còn rất nhỏ, và khi làm việc gì đó quá thường xuyên sẽ trở thành thói quen hệt như việc hằng ngày phải hít thở, phải ăn uống. Vì vậy, có thể nói viết văn không còn là ý niệm nữa mà đã gần trở thành công việc thường ngày. 

“Còn về chuyện bếp núc, lúc trước mẹ nấu ăn rất ngon, nên sau này lớn ra sống một mình muốn ăn ngon thì phải tự học. Khi đứng trong bếp, mọi muộn phiền đều bỏ hết ở ngoài. Lúc đó mới biết mình đã thực sự yêu bếp, dễ yêu và cũng khó quên. Đó là những gì anh thấy mình may mắn còn có được nên khi đã lỡ yêu bất cứ thứ gì, anh sẽ đi đến tận cùng” - Duy Quyền nói.

Sáng tác là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người đàn ông đa tài Nguyễn Duy Quyền

“Vậy lý do gì anh tham gia vào việc sách?” - tôi hỏi. Duy Quyền cho biết: “Cuộc sống của anh khá đơn giản và chỉ gói gọn trong một vài người bạn thân, lại xa gia đình, nên viết gần như là một cách anh giao tiếp với chính mình. Gần như đó là một cách để giải tỏa những căng thẳng ngày thường. Với người khác đó là trò chuyện, nhưng với anh là viết văn. Theo anh, đó là một cách sống tích cực. Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng câu chữ gần như đã là một thói quen với anh, tới nỗi nếu một ngày không viết được gì, anh sẽ thấy rất khó chịu. Cho tới khi, anh muốn chia sẻ những gì đã viết giúp người khác có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống, vậy là anh quyết định in sách. Đó cũng là cách để công việc viết lách trở nên ý nghĩa hơn. Đem lại những trải nghiệm sống thú vị cho người đọc”. 

Theo Duy Quyền, bất cứ công việc nào cũng sẽ có những lúc khó quên nhất, khó khăn nhất và những lúc vui nhất. Khi đi qua thời gian, nhìn lại đó là những kỷ niệm đẹp của đời người. Duy Quyền cũng không ngoại lệ. Ở đây anh chỉ đề cập tới công việc viết văn. Khi bắt đầu xuất bản cuốn tản văn đầu tiên cách đây 2 năm, anh chưa hề dám tưởng tượng mình sẽ được nhận ra ngoài đời thực. Lần đáng nhớ nhất chính là lần đi taxi, anh tài xế nhận ra và yêu cầu ký tặng một bản sách mới, không chịu nhận tiền xe “Ảnh nói đem sách về tặng vợ. Có chút xíu đó thôi! Cũng làm nên niềm vui” - Duy Quyền tâm sự.

Tiệm ký gửi nỗi buồn” là tác phẩm mới, gồm 22 truyện ngắn viết về nhiều thân phận người khác nhau

“Không biết một ngày của người đàn ông tham việc như anh sẽ bắt đầu như thế nào nhỉ?” - Tôi hỏi. Duy Quyền cho biết: “Anh đâu có tham việc, chỉ cố gắng sử dụng hiệu quả nhất 24 tiếng của một ngày. Thường một ngày làm việc của anh bắt đầu từ 5 giờ sáng: check lịch làm của ngày hôm đó, vệ sinh cá nhân, tập thể dục, rồi đi làm. Lúc rảnh, anh sẽ viết hoặc vẽ thiết kế, lưu lại, khi có thời gian sẽ đem ra hoàn thiện. Và lúc đã đủ nhiều, anh sẽ in thành sách hoặc ra bộ sưu tập. Khi trở về nhà, anh nhìn lại lịch làm việc trong ngày, xem đã và chưa làm được những gì theo lịch ngày hôm đó. Nếu chưa thì tại sao? Anh dành 30 phút để điểm lại trong ngày việc giao tiếp của mình có trở ngại gì không? Nếu chưa tốt thì lần sau gặp chuyện tương tự sẽ ứng biến thế nào để có kết quả tốt hơn? Sau đó anh dành 30 phút để thiền và 30 phút đọc sách. Chính vì lịch làm việc liên tục nên anh luôn mang theo sổ tay”.

“Từ khi về Sài Gòn, anh tự đặt ra kế hoạch cho mình trong 5 năm, 10 năm, rồi tự hoàn thiện mỗi ngày. Để tới đích đến của 5-10 năm đó anh cần phải có gì và làm gì hôm nay, ngày mai để tới đúng 5-10 năm sau mình đạt được mục tiêu như đã hướng tới. Bất cứ mục tiêu nào cũng cần từng ngày thực hiện. Vì vậy, việc làm mỗi ngày sẽ trở nên rất quan trọng. Nếu cứ để thời gian trôi qua, nhiều khi suy nghĩ đơn giản nhưng cộng lại cho cả 1 ngày và nhân lên 365 ngày, em sẽ ngạc nhiên về kết quả. Bởi anh thường tự nhắc nhở mình từ những việc nhỏ nhất mình làm mỗi ngày, cho một kết quả lớn sau nhiều ngày không ngừng nghỉ” - Duy Quyền cho biết thêm.

Xin chúc cho tập truyện ngắn “Tiệm ký gửi nỗi buồn” của anh sẽ được đông đảo độc giả đón nhận.

Trần Trà My

Quả bóng lăn, trái tim lăn

Vậy là thêm một mùa World Cup nữa lại về, hàng triệu trái tim trên khắp hành trình lại có dịp lăn theo quả bóng tròn. Bóng đá môn thể thao đ...