Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

9X chuyển giới, hạnh phúc khi tìm lại chính mình

 Trương Chúc Linh tự tin giới thiệu mình là người chuyển giới nam. Đôi mắt Linh ẩn chứa niềm hạnh phúc khi được tìm thấy giới tính thật sự của mình.

Linh trước và sau khi chuyển giới /// NVCC
Linh trước và sau khi chuyển giới
NVCC

Ký ức tuổi thơ của cô nàng mê...gái

Trương Chúc Linh, 29 tuổi, là con út trong một gia đình có hai anh trai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Chúc Linh được xem là con gái rượu của cha mẹ lúc bấy giờ.
Linh tâm sự không hiểu sao lúc nhỏ đi học nhìn gái đẹp là chỉ muốn chạy tới đứng gần để bảo vệ họ.
Thời đó, ở quê ba mẹ mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ nên nhà cũng có chút điều kiện kinh tế. Vì thế bao nhiêu bánh kẹo, kẹp tóc, đồ chơi cứ vậy mang lên cho các bạn gái trong lớp hết. Lúc nào Linh cũng ga-lăng với các bạn gái để được che chở, bảo vệ họ.
Năm 2004 gia đình Linh chuyển lên TP.HCM, lúc đó Linh đang học lớp 7, vẫn tiếp tục thích con gái và chỉ thích mặc áo quần rộng. Linh không hề nhận ra sự khác biệt này của mình khi vẫn sống dưới hình hài của một cô gái, vẫn để tóc dài, vẫn dậy thì bình thường.
Đến năm lớp 10, Linh vẫn mặc áo dài đi học. Lúc bấy giờ  tự nhiên có một bạn nam rỉ tai hỏi Linh về giới tính thật của mình. Đó là khoảnh khắc cô gái giật mình nhận ra sự khác lạ về giới tính của mình. Lúc ấy, Linh bắt đầu lên mạng tìm hiểu tài liệu về người đồng tính.
9X chuyển giới, hạnh phúc khi tìm lại chính mình - ảnh 1

Để có được một cơ thể như hiện nay, Linh đã phải trải qua một chế độ tập luyện rất khắt khe

NVCC

Hành trình đi tìm chính mình

Linh tâm sự: “Mình không biết với người khác như thế nào, chứ với mình khi phát hiện ra giới tính thật của mình, cảm giác vô cùng hạnh phúc. Nó như thể được tìm lại con người thật của mình vậy”.
Linh không không hề mặc cảm tự tin hay lo lắng sợ hãi. Linh tìm đến với cộng đồng LGBT vì sự đồng cảm về hoàn cảnh.
Năm 2009 Linh đã tìm được người bạn gái đầu tiên. Đây là khoảng thời gian học lớp 12 và chuẩn bị thi đại học. Lúc bấy giờ gia đình ngăn cấm nhưng càng cấm thì Linh càng  muốn thoát và lơ là việc học nhiều hơn.
Thi rớt đại học, Linh phải chuyển qua học cao đẳng. Vào thời điểm này Linh quyết định cắt tóc ngắn, chuyển qua mặc áo quần như con trai và ra ngoài ở riêng.
9X chuyển giới, hạnh phúc khi tìm lại chính mình - ảnh 2

Linh (ngoài cùng bên phải) tích cực tham gia vào những buổi giao lưu truyền động lực trong cộng đồng LGBT

NVCC

Lúc này, Linh vừa đi học vừa đi làm thêm từ phát tờ rơi, phục vụ quán kem, bar...
Một thời gian sau Linh được gia đình giới thiệu cho một công ty về tư vấn bảo hiểm. Ở đây Linh được công ty đào tạo cho rất nhiều kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
Linh bảo: “Chính môi trường đào tạo của công ty đã khiến mình cởi mở, cười nhiều và chỉn chu con người mình hơn.” Tuy nhiên sau 3 tháng làm việc, công ty muốn Linh phải lựa chọn lại đúng giới tính của mình.
Khi đi phỏng vấn xin việc ở một vị trí cao hơn tại một công ty khác, Linh lại có thêm sự kỳ thị chỉ vì trong hồ sơ là giới tính nữ mà lại mặc áo quần con trai.
Sự lấp lửng này trong giới tính đã khiến Linh gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Sau một thời gian dài tự làm tổn thương mình, Linh quyết định chuyển giới bằng cách tiêm hoóc-môn vào cơ thể.
Tháng 10.2017, Linh bắt đầu liệu trình tiêm hoóc-môn vào người. Cơ thể thay đổi và ra dáng chuẩn của một người đàn ông hơn. Linh bắt đầu xin nghỉ việc, tập trung tìm đến bác sĩ tập lý để chữa lành những vết thương trong sâu thẳm trong tâm hồn mình.
9X chuyển giới, hạnh phúc khi tìm lại chính mình - ảnh 3

Linh (hàng ngồi, thứ ba từ trái sang) hài lòng với cuộc sống hiện tại   

NVCC

Hiện Linh là một YouTuber chuyên giải đáp những kiến thức về giới tính trong cộng đồng LGBT và tư vấn tâm lý cho những người đồng cảnh ngộ để họ dám sống thật với chính con người của mình.
Chia sẻ về cuộc sống hiện tại Linh rất hài lòng. Linh còn xây dựng công đồng LGBT để truyền động lực và tìm kiếm cơ hội việc làm cho các bạn cùng hoàn cảnh.
Mơ ước tương lai của Linh, một người chuyển giới, là có một mái ấm gia đình như bao người đàn ông khác.
nguồn: https://thanhnien.vn/gioi-tre/9x-chuyen-gioi-hanh-phuc-khi-tim-lai-chinh-minh-1388174.html?fbclid=IwAR1vuEiQVFeNeQ4gPD9EpiuN48CstYYdkz38OX1WpUcx8dFlwHD-rxSGrgQ 

Giúp thanh niên nông thôn làm giàu


Để khởi nghiệp thành công, ngoài vốn thì thanh niên phải am hiểu về kỹ thuật, thị trường, kỹ năng ngoại giao, kỹ năng bán hàng, tìm đại lý phân phối...
Anh Chí Cường (thứ 2 từ trái sang), thanh niên khởi nghiệp tại xã Đoàn Kết, thu hoạch bơ sáp Mã Dưỡng 	 
 /// ảnh: Tr.T.M
Anh Chí Cường (thứ 2 từ trái sang), thanh niên khởi nghiệp tại xã Đoàn Kết, thu hoạch bơ sáp Mã Dưỡng
ẢNH: TR.T.M
Đó là vấn đề mà nhiều thanh niên bắt đầu khởi nghiệp tại các vùng nông thôn Bình Phước hiện nay đang còn bỡ ngỡ và chưa nắm bắt được.

Lúc khởi nghiệp, hầu hết thanh niên đều dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp, làm chung với gia đình, hoặc được gia đình hỗ trợ, tuy nhiên, số đó không nhiều. Riêng với các bạn điều kiện khó khăn, thì cái khó nhất là tiếp cận nguồn vốn, nếu có thì chỉ từ 5 - 10 triệu đồng do tổ chức Đoàn hỗ trợ. 



Điển hình khi chúng tôi vào thăm vườn bơ sáp Mã Dưỡng và mít thái siêu sớm của anh Nguyễn Chí Cường, thanh niên khởi nghiệp tại xã Đoàn Kết (H.Bù Đăng) đều nhận thấy một vấn đề mà hầu hết thanh niên bắt đầu khởi nghiệp đều gặp phải, đó chính là kỹ thuật chăm sóc cho cây và đầu ra ổn định cho sản phẩm… Hầu hết các quả bơ trong vườn chất lượng không cao và mẫu mã không đạt so với thị hiếu chung của người mua, dẫn giá thành của sản phẩm thấp, không đảm bảo thu nhập và công sức đầu tư của anh và gia đình.
Với diện tích đất 1,7 ha trồng xen canh bơ sáp Mã Dưỡng và mít thái siêu sớm, toàn bộ quy trình chăm sóc sử dụng 100% các chất hữu cơ, không sử dụng hóa chất, đã cho thu hoạch 2 năm qua, mỗi năm trừ chi phí thuê công làm cỏ và chăm sóc gia đình anh thu về chỉ được 30 triệu đồng. Hiện nay, vườn bơ và mít của anh Cường đang vào mùa thu hoạch nhưng giá bán ra cho thương lái rất thấp và không ổn định...
Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy cho biết sắp tới tỉnh Đoàn sẽ làm việc với các ngân hàng để có thể hỗ trợ về vốn một cách tốt hơn. Ngoài ra, cũng sẽ mở các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nông nghiệp giúp thanh niên, nhất là thanh niên người dân tộc thiểu số, đầu tư canh tác, tạo giá trị kinh tế cao hơn… Đặc biệt, tới đây sẽ tìm kiếm một số mô hình khởi nghiệp hay và tổ chức cho thanh niên tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Cổ động bầu cử trên TikTok

Tỉnh Đoàn Bình Phước tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về ngày bầu cử như Hội thi 'Lá phiếu trách nhiệm', diễn đàn 'Cử tri trẻ tuổi 18', quay clip đăng tải trên nền tảng TikTok để cổ vũ bầu cử.
Thanh niên Bình Phước đi tận các lô cao su để tuyên truyền về bầu cử cho người dân và công nhân /// B.P
Thanh niên Bình Phước đi tận các lô cao su để tuyên truyền về bầu cử cho người dân và công nhân
B.P
Trên fanpage, website chính thức, tỉnh Đoàn cùng các cấp bộ Đoàn của tỉnh Bình Phước thường xuyên đăng tải những bài viết, video, inforgraphic về hỏi đáp bầu cử.
Các đoàn viên thanh niên Bình Phước còn dựng clip dân vũ trên TikTok để tuyên truyền về bầu cử.
Để giúp cử tri tuổi 18 hiểu đúng về ngày bầu cử, tỉnh Đoàn đã chỉ đạo Đoàn cấp huyện triển khai nhiều hoạt động đầy ý nghĩa.
Đáng chú ý nhất là hội thi “Lá phiếu trách nhiệm” của huyện Đoàn Phước Long và diễn đàn “Cử tri tuổi 18” của huyện Đoàn Bù Đăng.
Cổ động bầu cử trên TikTok - ảnh 1

Nhiều câu hỏi liên quan về cuộc bầu cử được các cử tri trẻ đặt ra cho các khách mời tại diễn đàn "Cử tri tuổi 18"

B.P

Diễn đàn “Cử tri tuổi 18” diễn ra gần đây tại UBND xã Bom Bo (huyện Bù Đăng) đã thu hút sự chú ý của các cử tri trẻ vùng sâu.
Thông qua diễn đàn, các cử tri trẻ chia sẻ băn khoăn, thắc mắc về quyền bầu cử và cảm xúc khi lần đầu tiên được thực hiện quyền công dân, vốn là dấu mốc khẳng định sự trưởng thành của cử tri tuổi 18. 
Dù còn bỡ ngỡ khi tham gia bầu cử lần đầu tiên nhưng nhiều cử tri tuổi 18 không chỉ lưu ý tiểu sử mà còn quan tâm tới chương trình hành động của người ứng cử.
Chẳng hạn, khi biết anh Trần Quốc Duy, Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước, khách mời tư vấn, ứng cử đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Bù Đăng, cử tri ở các tổ bầu cử tuổi 18 xã Bom Bo đã háo hức hỏi về chương trình hành động của anh.

Bầu cử QH-HĐND 2021: Sôi nổi diễn đàn Cử tri tuổi 18

 Diễn đàn Cử tri tuổi 18 là dịp để các đại biểu có cơ hội lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của cử tri trẻ tuổi trước bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

 Các cử tri tuổi 18 cùng hào hứng tham gia trả lời câu hỏi tìm hiểu về ngày bầu cử sắp tới /// B.P
Các cử tri tuổi 18 cùng hào hứng tham gia trả lời câu hỏi tìm hiểu về ngày bầu cử sắp tới
B.P
Huyện đoàn Bù Đăng đã tổ chức diễn đàn Cử tri tuổi 18 tại xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vào ngày 12.5,  trước bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Diễn đàn có sự tham gia của anh Trần Quốc Duy,  Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước và các lãnh đạo địa phương cùng hơn 60 cán bộ, đoàn viên, thanh niên xã Bom Bo, các học sinh trường THCS - THPT Lương Thế Vinh.
Bầu cử QH-HĐND 2021: Sôi nổi diễn đàn Cử tri tuổi 18 - ảnh 1

Các đại biểu hội đồng nhân dân ứng cử tại huyện Bù Đăng trong diễn đàn 

B.P

Diễn đàn nhằm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đồng thời là dịp để đoàn viên thanh niên đủ 18 tuổi lần đầu tiên tham gia bầu cử Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp được giao lưu, chia sẻ những vấn đề chưa rõ trong việc thực hiện bầu cử, những điểm mới trong công tác bầu cử, tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu, quyền bầu cử của công dân, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri...
Ngoài ra đây là dịp để các đại biểu có cơ hội lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của các cử tri trẻ tuổi.
Bầu cử QH-HĐND 2021: Sôi nổi diễn đàn Cử tri tuổi 18 - ảnh 2

Các đại biểu trao tặng máy bom nước cho 3 bạn đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã

B.P

Bên cạnh đó, các đại biểu còn đặt ra những giả thiết, câu chuyện tình huống khi tham gia bầu cử, đồng thời hướng dẫn cử tri tuổi 18 những vấn đề cần thiết khi đi tham gia ngày hội của đất nước như trang phục, sắc thái, ý thức công dân...

Sau diễn đàn Cử tri tuổi 18 , các cử tri trẻ tuổi tham gia hội thi rung chuông vàng với chủ đề “lá phiếu trách nhiệm”. 
Cũng tại chương trình, Huyện đoàn Bù Đăng  trao 3 công trình là 3 máy bơm nước sạch có tổng trị giá 10 triệu đồng cho các đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Bom Bo.
Được biết đây là chuỗi hoạt động trước bầu cử do Tỉnh Đoàn Bình Phước yêu cầu các đơn vị cấp Đoàn huyện cùng thực hiện để tuyên truyền về ngày hội toàn dân sắp tới này.

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Bill Gates và những bài học trong hôn nhân

 Cũng giống như bao người trên thế giới khi nghe cuộc đổ vỡ hôn nhân của cặp đôi huyền thoại Bill Gates và vợ của mình, tôi cũng có vài phút đứng hình vì sốc. Nhưng vài phút sau đã kịp định thần lại, vì tôi luôn nhớ đến câu nói huyền thoại mà tiến sĩ Lê Thẩm Dương vẫn hay nhắc trong tất cả các bài giảng của mình.

“Đừng nào giờ nói câu: Không ngờ! Không ngờ! Mà chết đấy con ạ!”. Câu nói được thầy luôn nhắc đi nhắc lại trong các bài giảng, bài nói chuyện của mình dành cho mọi đối tượng người nghe. Nó là một ẩn dụ minh chứng rằng trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Nhưng xin hãy bớt hoài nghi, bớt phán xét, bớt sợ hãi và hãy chấp nhận đương đầu để tìm ra phương án thích nghi trước cuộc sống vốn muôn hình vạn trạng này.

Sẽ có rất nhiều sự hoài nghi về tình yêu vĩnh cửu khi những tượng đài minh chứng về tình yêu đẹp đã bị đổ vỡ. Nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay đang có rất nhiều người trẻ lựa chọn phương án sống độc thân. Tôi không phán xét đúng sai trước những sự lựa chọn kia, vì bản thân tôi vào những thời điểm khác nhau cũng sẽ có những nhìn nhận khác nhau về cuộc sống hôn nhân gia đình. Nhưng tôi lại có những chiêm nghiệm để tự rút ra những bài học cho cuộc sống của mình sắp tới. 

Bài học đầu tiên tôi nhận ra rằng cho dù mình là tỷ phú giỏi giang, có đầu óc siêu phàm hay chỉ là một người nghèo khổ lao động chân tay thì khi về đến nhà, mở cánh cửa hôn nhân... thì mình cũng chỉ là người chồng/vợ, là người cha/mẹ của những đứa trẻ do  chính mình tạo ra. Vậy thì, trách nhiệm và sự bình đẳng đều buộc phải được chia đều cho cả hai giới như nhau.

Bài học thứ hai tôi nhận ra rằng, cho dù khỏa lấp bằng khối tài sản nhiều nhất hành tinh, hay được sống trong khu dinh thự xa hoa lộng lẫy cũng không quan trọng bằng việc khi người mình yêu thương lại chẳng thể khỏa lấp được những khoảng trống vô hình trong tâm hồn. Nó như một cái hố vô hình trong tình cảm sẽ ngày một bị đào sâu nhiều hơn và tự nhốt nhau trong đó, không thể nào thoát ra được?

Bài học thứ ba tôi được nhận ra rằng, nếu hy sinh là một sự lựa chọn thì không có lý do gì để phụ nữ không dám dũng cảm để được chọn lại. Dù ở trong bất kỳ lứa tuổi nào thì người phụ nữ xin hãy can đảm lựa chọn cuộc sống cho chính mình. Không đổ lỗi và cũng không kỳ vọng quá nhiều để rồi đặt cược cuộc đời mình cho một người đàn ông nào đó.

Bởi suy cho cùng, hôn nhân là khi ta đang may mắn tìm được một người có chung giá trị, có chung tư tưởng để cùng đồng hành với mình trên đường đời. Và ở đó sẽ có những cặp đôi sẽ có cùng sự đồng hành trên cả hai phương diện sự nghiệp và cuộc sống. Cũng có những cặp vợ chồng chỉ có thể đồng hành với nhau trong cuộc sống, còn trong công việc mỗi người mỗi hướng.

Và điều đặc biệt nhất, hôn nhân hạnh phúc không bao giờ có  mẫu số chung để con người lấy đó làm thước đo cho chính cuộc đời mình! Vì mình không bao giờ là họ và họ cũng chẳng bao giờ là mình để có thể áp dụng những công thức duy trì hạnh phúc của nhau được.

Nhưng điều tích cực nhất làm tôi ngưỡng một trong cuộc chia tay của vợ chồng Bill Gates là không chiêu trò bù lu bù loa trước truyền thông, hay cãi nhau ầm ĩ giữa tòa để tranh giành tài sản. Và cũng chẳng cần phải đem con cái ra cho mưu đồ giành lấy tài sản công ty. Họ chỉ bình thản tuyên bố với thế giới chúng tôi đã chia tay để được sống những tháng ngày còn lại trong an yên.

Vậy nên cuộc đời này dù có thế nào thì nó cũng chỉ là chuỗi những bài học ý nghĩa mà thôi. 

Sớm nhận ra thì dù trong bối cảnh nào cũng hạnh phúc được mà!


Nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/news/369/123284/bill-gates-va-nhung-bai-hoc-trong-hon-nhan

Nếu quý độc giả thấy bài viết của mình mang tới giá trị, thì hãy ủng hộ tinh thần cho mình bằng một ly cà phê tại đây nhé!

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

Hành trình đến với đảo NAM DU



Khi được mời tham gia chương trình 'Biển đảo yêu thương' do Tỉnh đoàn Bình Phước phối hợp với nhóm Khám bệnh nhân đạo Trái tim nhỏ TP.HCM tổ chức, tôi háo hức vì có cơ hội thực hiện ước mơ trải nghiệm cuộc sống trên đảo.
Đoàn công tác đến thăm một hộ nghèo trên đảo, chủ hộ phải nghỉ công việc đánh bắt thuê do bị suy tim nặng. /// ẢNH: NVCC
Đoàn công tác đến thăm một hộ nghèo trên đảo, chủ hộ phải nghỉ công việc đánh bắt thuê do bị suy tim nặng.
ẢNH: NVCC

Trải nghiệm cuộc sống lính đảo

Nam Du là hòn đảo được ví như “vịnh Hạ Long thứ 2 của Việt Nam”. Ngay khi đến đảo, tôi ngỡ ngàng vì khung cảnh không giống trí tưởng tượng của mình, như khi đặt chân đến các địa điểm du lịch khác. Vừa bước xuống tàu đã có một bạn bộ đội biên phòng chờ sẵn. Leo lên xe máy, chúng tôi đi qua những con đường vừa dốc cao, vừa bé, có những đoạn chỉ đủ cho một chiếc xe máy đi qua.
Đồn biên phòng Nam Du nằm trên một ngọn đồi cao, có hướng nhìn ra toàn bộ bãi biển cực kỳ đẹp. Khi thấy một chiến sĩ bế tôi từ xe máy vào khu tiếp khách của đồn, dường như những người trong đồn đều tỏ ra vô cùng ngạc nhiên. Có thể mọi người không tin được chuyện một cô gái khuyết tật nặng lại có thể ra tận đảo để truyền lửa cho các anh. Khung cảnh nên thơ của Đồn biên phòng Nam Du khiến tôi không thể cầm lòng mà mạnh dạn đề xuất với anh chính trị viên trưởng của đồn cho tôi ở lại một đêm để được trải nghiệm cuộc sống của các chiến sĩ.
Từ trước đến giờ tôi đã nghe những khó khăn thiếu thốn của các chiến sĩ biên phòng và cũng đã từng ở cùng các chiến sĩ biên giới Bình Phước vào những ngày cả nước gồng mình chống dịch Covid-19. Và nay tôi được ra tận đảo xa để trải nghiệm của sống của những chiến sĩ nơi hải đảo.
Có những chuyện dễ gây ấn tượng như các anh vừa ăn cơm vừa phải canh chừng bóng điện, khi thấy hơi yếu là phải tắt một lúc rồi bật lên lại. Tôi cũng sẽ không bao giờ quên khung cảnh buổi giao lưu chỉ diễn ra trong 1 giờ đồng hồ mà phải tắt điện đến 3, 4 lần. Mọi người ở dưới đã phải sử dựng đèn flash của điện thoại di động để chiếu sáng sân khấu.
Hành trình đến với đảo Nam Du - ảnh 1

Tác giả vượt gần 300 cây số đến đảo Nam Du để chia sẻ sự khó khăn cùng người dân trên đảo

Trao điều tử tế


8 giờ sáng chủ nhật, người dân trên đảo tập trung tại Trường tiểu học An Sơn. Hơn 300 người được chia thành từng tốp ngồi xếp hàng chờ đến lượt khám chữa bệnh.
Tôi và anh Trần Quốc Duy, Bí thư Tỉnh đoàn tỉnh Bình Phước, cùng với các chiến sĩ và đoàn viên tranh thủ đi thăm những gia đình khó khăn nhất trên đảo.
Ở đó tôi được nghe những câu chuyện ít người biết. Những ngôi nhà sát vách liền kề mà không cần phải có cửa, bởi trong nhà không có gì để mất. Những người đàn ông già yếu ngày ngày ngồi ngóng trông ra biển để hoài niệm về một thời thanh xuân của mình. Họ đã bán sức khỏe của mình cho biển cả để kiếm những đồng tiền ít ỏi nuôi sống gia đình. Để rồi khi mới chỉ 50, 60 tuổi đã phải hứng chịu rất nhiều bệnh tật hiểm nghèo. Ở đó có những gia đình có đến 3 người bệnh phải nằm một chỗ và gánh nặng mưu sinh đè lên vai người phụ nữ già yếu, ngày ngày đi làm thuê kiếm sống.
Chúng tôi đến thăm một gia đình trong một ngõ cụt trên đảo. Hai vợ chồng già ngồi hai góc, vợ bị liệt, còn chồng bị tai biến. Con cái người thì bỏ xác ngoài biển khơi, người phải lo cho gia đình nhỏ nên mọi sinh hoạt ăn uống phải nhờ hàng xóm giúp đỡ. Khi chúng tôi đến thăm, cụ ông xúc động đến bật khóc.
Nguồn: https://thanhnien.vn/gioi-tre/hanh-trinh-den-voi-dao-nam-du-1374102.html

 Nếu quý độc giả thấy bài viết của mình mang tới giá trị, thì hãy ủng hộ tinh thần cho mình bằng một ly cà phê tại đây nhé!

Quả bóng lăn, trái tim lăn

Vậy là thêm một mùa World Cup nữa lại về, hàng triệu trái tim trên khắp hành trình lại có dịp lăn theo quả bóng tròn. Bóng đá môn thể thao đ...