Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Trung thu mùa giãn cách

 Mấy hôm trước, bạn tôi nhắn tin bảo: “Hôm nay, Tỉnh đoàn Bình Phước lại gom rau, củ, hàng hóa gửi tặng bà con, mà anh bu lu quá nên quên gửi bánh Trung thu cho em”. Tự nhiên tôi giật mình nhớ ra đã tới mùa Trung thu. Bình thường ở Sài Gòn không khí của Trung thu thường nhộn nhịp trước cả tháng, chỉ cần qua rằm tháng bảy là các cửa hàng bánh Trung thu bày bán khắp các con đường, tuyến phố.

Không những vậy, mỗi khi lướt trên mạng xã hội sẽ thấy bán rất nhiều thứ liên quan đến lễ hội Trung thu từ lồng đèn, mặt nạ, trang phục, phụ kiện múa lân, hay như các set đồ để tự làm bánh Trung thu. Một không khí vô cùng sôi động. Vậy mà năm nay, đến tận ngày rằm tháng tám vẫn không được nghe thấy sự khuấy động của từng đội trống múa lân. Hai bên đường cũng chẳng thể bày bán những chiếc bánh Trung thu hay lồng đèn, mặt nạ lung linh đủ sắc màu.

Bất giác, tôi nhớ tới những mùa trông trăng của các năm trước. Bởi với tôi, một người trẻ thích xê dịch thì cứ mỗi mùa Trung thu tôi thường đón lễ hội ở một địa điểm khác nhau. Lúc tôi vi vu đến tận Hải Phòng, có năm lại ăn Trung thu ở Hà Nội, khi thì đến một tỉnh nào đó tận miền Tây. Thậm chí, có năm tôi vào trại giam và ngồi ngắm trăng, hát hò với các anh chị quản giáo trong những chương trình giao lưu với phạm nhân. Rồi có năm, tôi tranh thủ về quê phá cỗ Trung thu bên gia đình. 

Tôi quá quen với việc phải đi hết tỉnh này đến tỉnh khác để tham gia những chương trình thiện nguyện, giao lưu động viên tinh thần mọi người, nhất là nhóm có hoàn cảnh khó khăn như người khuyết tật, trẻ mồ côi, người già ở các trung tâm dưỡng lão và cả những nhóm người lầm lỡ… Bản tính thích xê dịch nên thành ra đối với tôi mấy tháng thực hiện giãn cách này như một cực hình. Có những ngày thức dậy, tôi cũng chẳng thể nhớ ra ngày, thứ nữa. Và dường như thời gian của tôi bây giờ chỉ có thể tính bằng đơn vị đo lường 14 ngày mà thôi. 

Cứ mỗi 14 ngày trôi qua là tôi tự nhủ đã hết nửa tháng, rồi lại tiếp tục nghe thông tin Sài Gòn buộc phải giãn cách xã hội thêm 2 tuần nữa. Cứ vậy từng chuỗi ngày của tôi trôi qua trong 4 bức tường nhà trọ. Bạn tôi ở tận bên kia đại dương nhiều hôm gọi điện thoại video về trêu tôi rằng: “Nhìn cái mặt ấy là biết không được đi phá làng, phá xóm nên chẳng nặn ra được chữ nào để viết đâu nhỉ?” Rồi hai đứa lại nhìn nhau mà cười một tràng. Cười cho qua một mùa giãn cách và tạo động lực cho nhau chứ không thể làm gì hơn.

Trung thu thời giãn cách kèm theo những cơn mưa dài lạnh, bầu trời u ám nên cũng chẳng thể thấy mặt trăng. Chị Hằng hay chú Cuội vì vậy mà không thể nào xuất hiện. Và khoảng thời gian này, đôi lúc tim nhói đau khi thấy người khác mất đi người thân, hay có những khoảnh khắc bật khóc nức nở vì hay tin người thân quen của mình ra đi vì dịch bệnh.

Và tất cả trải nghiệm này sẽ được thời gian gói ghém lại thành ký ức. Biết đâu vào những mùa trông trăng tiếp theo sẽ hoài niệm về mùa Trung thu thời giãn cách này và thầm biết ơn vì đã cho nhau thật nhiều sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn.

Nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/news/19/127102/trung-thu-mua-gian-cach

Nếu quý độc giả thấy bài viết của mình mang tới giá trị, thì hãy ủng hộ tinh thần cho mình bằng một ly cà phê tại đây nhé!

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Trung thu của những trẻ em trong... trại giam

 Năm nay, nhìn trẻ em đón trung thu trong các khu cách ly, tôi nhớ mùa trung thu của năm 2019 khi được mời ra trại giam Z30D Hàm Tân (Bình Thuận) để giao lưu tặng sách.

Tác giả (mặc áo đỏ) cùng các bé tại nhà trẻ của trại giam Z30D vào tháng 6.2020 /// NVCC
Tác giả (mặc áo đỏ) cùng các bé tại nhà trẻ của trại giam Z30D vào tháng 6.2020
NVCC
Trước khi diễn ra chương trình, tôi tranh thủ chạy xuống phía dưới những “khán giả đặc biệt" trong đó có những người đã không may vướng vào vòng lao lý, có đến 90% là người trẻ.
Tôi lon ton chạy xuống hàng ghế dành cho khu nữ phạm nhân, đảo mắt nhìn họ một lượt; những phận người đủ mọi thể loại tội phạm từ buôn ma túy, trộm cắp, lừa đảo, mại dâm, giang hồ... Có người vẫn còn tóc xanh, tóc đỏ và cũng có những cô gái không dám ngẩng mặt lên nhìn mọi người dù xung quanh mình toàn là người đồng cảnh.

Những trẻ em có sức sống mãnh liệt

Bất giác, tôi nhìn thấy vài nữ phạm nhân tay bồng những em bé bụ bẫm. Tôi liền chạy tới và thoáng nghĩ trong đầu chắc đây là con của các nữ quản giáo nhờ họ trông giùm mà thôi. Thế nhưng đến khi hỏi chuyện mới biết hóa ra đây là con của một vài nữ phạm nhân.
Trại giam, nơi ẩn chứa muôn vàn những phận đời nghiệt ngã nhất. Có những người phụ nữ trong quá trình phạm tội bị bắt giam và phát hiện ra mình đang mang thai. Dù họ được nhà nước cho đặc cách hưởng án treo 3 năm để chờ sinh con nhưng họ vẫn tình nguyện xin thụ án và chấp nhận sinh con trong trại giam bởi một lẽ đa số họ đều túng quẫn nợ nần, và chưa kể những ân oán giang hồ sẵn sàng lấy mạng sống của họ bất cứ lúc nào. Hoặc thậm chí họ không có lấy một người thân, họ hàng chăm sóc khi đang bầu bì ở cữ.
Theo đúng quy định từ nhà nước thì nữ phạm nhân sau khi sinh em bé xong họ sẽ được miễn lao động để dành thời gian chăm con cho tới khi chúng 3 tuổi, sẽ được đem về cho người thân nuôi dưỡng hoặc đưa vào trại trẻ mồ côi chờ đến ngày người mẹ hoàn lương ra tù, sẽ được nhận lại con.
Mà kể cũng lạ, những đứa trẻ được sinh ra trong trại giam nó khác hẳn những đứa trẻ được sinh ra ngoài đời thường ở sức sống mãnh liệt. Có những đứa mới có sáu, bảy tháng tuổi mà non cứng cáp bụ bẫm hệt như các bé tròn một tuổi. Ở trại giam Z30D cũng có hẳn một nhà trẻ nuôi tầm mười mấy đứa trẻ như vậy.
Current Time0:00
/
Duration3:57
Auto

Đêm Trung thu chưa từng có ở Sài Gòn: Chú bộ đội, chị Hằng rước đèn giữa phố vắng

Bù đắp tâm hồn những trẻ em thiệt thòi

Nhân ngày 1.6  năm sau đó tôi mở thêm chiến dịch kêu gọi tài trợ để tặng quà cho các bé là con của các nữ phạm nhân. Nhà trẻ trong đó là một không gian nhỏ nhưng rất sạch sẽ dù tiện nghi vật chật vẫn còn thiếu rất nhiều.
Nhưng chắc hẳn nó sẽ là không gian an toàn nhất cho sự phát triển đầu đời của các bé, bởi ngoài tình thương của mẹ ruột ra các bé cũng được hưởng sự yêu thương chăm sóc của các cô chú quản giáo. Cũng có sữa, có tã, có áo quần mới mỗi khi tết đến. Và điều quan trọng nhất là chúng được hưởng bầu không khí trong lành nhất.
Ngoài việc đi xin sữa, tã, đồ chơi, áo quần, tôi còn xin thêm sách truyện tranh dành cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi và dặn mẹ các bé cố gắng đọc cho con mình nghe. Hy vọng những cuốn sách sẽ có những tác động bổ ích đến tâm hồn con trẻ, để sau này lớn lên chúng sẽ không lặp lại cuộc đời của ba mẹ chúng.
Phải sinh ra trong môi trường trại giam như vậy quả thật, các bé cũng chịu một phần thiệt thòi hơn những đứa trẻ ngoài xã hội. Những ngày như 1.6 và Tết Trung thu sẽ không thể nào có được những món quà như các bé bình thường khác. Thế nên vào những ngày như vậy tôi luôn nghĩ về những đứa trẻ trong trại giam và luôn muốn được làm gì đó cho chúng. Ấy thế mà đã hai mùa trung thu trôi qua, nhưng tôi vẫn không thể nào thực hiện được tâm nguyện khi phải sống trong những tháng ngày dịch bệnh kéo dài triền miên.
Đôi khi hay tự hỏi ở cái nhà trẻ đặc biệt ấy, sẽ có bao nhiêu đứa trẻ bước vào tuổi lên 3, để rồi phải rời xa vòng tay của mẹ chúng và cũng sẽ có những đứa trẻ được sinh ra từ những nữ phạm nhân mới nhận quyết định thi hành án.
Mong sao trên hành trình làm người của chúng sẽ trở thành những công dân tử tế và giúp ích cho xã hội. Còn tôi lại tự hứa với chính mình rằng nhất định trung thu năm sau sẽ quay lại thăm các bé, sẽ mang theo nhiều quà hơn và sẽ ở chơi với các bé ấy lâu hơn. Bởi những đứa trẻ sinh ra trong trại giam vốn đã chịu nhiều thiệt thòi hơn nhiều em bé bình thường khác.
nguồn: https://thanhnien.vn/gioi-tre/trung-thu-cua-nhung-tre-em-trong-trai-giam-1452502.html 

Đoàn Nhật Anh - mang âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng

 Là một trong những nghệ sĩ piano trẻ trong dòng nhạc thính phòng cổ điển tại Việt Nam, thế nhưng Đoàn Nhật Anh (SN 1994, đến từ Hà Nội) đã chọn cho mình một lối đi rất đặc biệt nhằm chinh phục khán giả yêu thích piano nói chung và dòng nhạc cổ điển nói riêng.

Hiện chàng nghệ sĩ piano này đã sở hữu khối giải thưởng khiến rất nhiều người ngưỡng mộ như: năm 2010 đạt giải vàng cuộc thi piano quốc tế được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội; năm 2014 giải vàng cuộc thi piano tại Seoul Hàn Quốc; năm 2019 được nhận học bổng 100% tham dự khóa học cùng giáo sư Hàn Quốc tại trường Seoul Art School... Ngoài ra, năm 2020 Nhật Anh tiếp tục đoạt giải nhất First Prize cuộc thi Grand Prize Virtuoso tại London, Anh và được mời sang Anh để diễn độc tấu piano cùng dàn nhạc giao hưởng London. 

Bén duyên với piano từ năm 4 tuổi

Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu âm nhạc cổ điển, mẹ chơi đàn violin và piano, còn ông ngoại chơi đàn accordion, Nhật Anh đã học piano từ lúc 4 tuổi tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, cho đến năm 18 tuổi đi du học và theo học Cao học piano tại trường Học viện Âm nhạc Hannover, nước Đức. Nhật Anh tâm sự: “Do từ nhỏ, hằng ngày mình thấy mẹ và ông chơi nhạc nên yêu âm nhạc cổ điển từ đó. Từ khi gia đình mua cho cây đàn piano mới, chạm vào phím đàn mình đã thấy thích và cảm xúc dâng trào”.

Câu chuyện cảm xúc của Đoàn Nhật Anh được trải lòng trên từng phím đàn

Cứ như vậy, từ năm 4 tuổi chàng nghệ sĩ piano này đã dành trọn tình yêu cho từng phím đàn diệu kỳ. Chăm chỉ học đàn đến mức đã có một khoảng thời gian Nhật Anh thu mình bên cây đàn piano và cậu bé bỗng trở nên nhút nhát, ngại tiếp xúc với mọi người, sống khép kín và chỉ trải lòng qua những bản nhạc cổ điển. Thậm chí, mỗi lần đến lớp học Nhật Anh còn bị bạn bắt nạt.

Mang âm nhạc cổ điển đến cộng đồng

Chính nhờ piano đã giúp Nhật Anh tự chữa lành những vết thương trong tâm hồn mình, mạnh dạn bước ra thế giới và đặc biệt mang âm nhạc của mình đến cộng đồng để gắn kết những tâm hồn.

Các dự án âm nhạc điển hình như năm 2016 hòa nhạc Home concert cho các khán giả lớn tuổi tại căn biệt thự Vườn Tùng ở khu đô thị Ecopark. Buổi hòa nhạc tạo nên biến chuyển mới trong cách thưởng thức âm nhạc dành cho đối tượng không chuyên mà yêu nhạc cổ điển. Đến tháng 6-2018 là buổi hòa nhạc trong rừng tại khu đô thị Ecopark. Hòa nhạc sáng tạo khi kết hợp âm nhạc cùng thiên nhiên, thu hút được sự quan tâm và phản hồi tốt từ khán giả.

Ước mơ lớn nhất của chàng nghệ sĩ này là mang âm nhạc cổ điển đến với nhiều nhóm đối tượng trong cộng đồng, giúp họ sống hạnh phúc hơn

Tháng 7-2018, Nhật Anh tiếp tục tổ chức cuộc thi piano dành cho các đối tượng không chuyên mà yêu thích piano tham gia biểu diễn. Thành công vang dội khi số học sinh, sinh viên tham dự rất đông và để lại nhiều cảm xúc. Tháng 12-2018 tiếp nối là một chương trình hòa nhạc cổ điển dành cho cộng đồng tại Showroom Piano Steinway. Trong năm 2019 là hai buổi hòa nhạc “Những trang tuyển thuyết lãng mạn” tại trường British University. Bên cạnh đó là chương trình triển lãm tranh và hòa nhạc trong rừng Ecopark lần 2. Lần này có sự kết hợp với các họa sĩ nổi tiếng trưng bày những bức tranh giữa thiên nhiên và hòa cùng âm nhạc. Còn riêng năm 2020 là chương trình Festival Piano tại phố đi bộ hồ Gươm, Hà Nội.

Khi được hỏi tại sao Nhật Anh muốn thực hiện những dự án này, chàng nghệ sĩ chia sẻ: “Trước đây khi học ở trường nhạc viện, khán giả mình muốn hướng tới là thầy cô và các bạn, tức là đối tượng chuyên nghiệp. Khi diễn một bản nhạc, phải chú tâm nhiều vào cách xử lý sao cho tạo ra âm thanh hay và đẹp nhưng mình vẫn thấy hơi cứng nhắc. Đến khi nhận được lời mời diễn cho người lớn tuổi sống cùng khu, là khán giả không chuyên thì cảm giác lúc đầu rất bỡ ngỡ nhưng về sau lại thấy yêu bản nhạc mình chơi hơn. Bởi, người lớn tuổi thể hiện tình yêu âm nhạc cổ điển rất khác. Ở đây, mỗi bản nhạc là một câu chuyện cảm xúc riêng ẩn chứa trong đó, chứ không đơn thuần chỉ là những nốt nhạc hay cách xử lý bản nhạc sao cho âm thanh thật hay. Điều này khác xa với đối tượng khán giả nghe chuyên nghiệp”.

Và Nhật Anh trải lòng: “Mỗi dòng nhạc sẽ có cái hay riêng nhưng đối với mình thì dòng nhạc cổ điển có chiều sâu cảm xúc lớn. Mình từng xem bức tranh do 1 họa sĩ nước ngoài vẽ về các thể loại âm nhạc, trong đó miêu tả nhạc cổ điển giống như một chất hạnh phúc được “tiêm” vào tâm hồn con người. Và điều này cũng là tư tưởng của mình với âm nhạc cổ điển: Hạnh phúc, nhân văn và tình yêu thương. Mình muốn dùng âm nhạc cổ điển để tác động và làm cho các khán giả trở nên hạnh phúc hơn”.

Trong thời gian tới, mình sẽ triển khai một số hòa nhạc sáng tạo đến các khu đô thị mới để tiếp cận nhóm khán giả mới. Mình sẽ tiếp cận nền tảng số như mở kênh Youtube, Tik Tok và làm các video về âm nhạc cổ điển để tiếp cận gần hơn với khán giả trẻ. Tư tưởng âm nhạc của mình là mang hạnh phúc đến mọi người, giúp họ yêu âm nhạc hơn, cảm nhận vẻ đẹp hạnh phúc trong âm nhạc cổ điển.

Đoàn Nhật Anh chia sẻ

Là một trong những nghệ sĩ piano trẻ trong dòng nhạc thính phòng cổ điển tại Việt Nam, thế nhưng Đoàn Nhật Anh (SN 1994, đến từ Hà Nội) đã chọn cho mình một lối đi rất đặc biệt nhằm chinh phục khán giả yêu thích piano nói chung và dòng nhạc cổ điển nói riêng.

Hiện chàng nghệ sĩ piano này đã sở hữu khối giải thưởng khiến rất nhiều người ngưỡng mộ như: năm 2010 đạt giải vàng cuộc thi piano quốc tế được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội; năm 2014 giải vàng cuộc thi piano tại Seoul Hàn Quốc; năm 2019 được nhận học bổng 100% tham dự khóa học cùng giáo sư Hàn Quốc tại trường Seoul Art School... Ngoài ra, năm 2020 Nhật Anh tiếp tục đoạt giải nhất First Prize cuộc thi Grand Prize Virtuoso tại London, Anh và được mời sang Anh để diễn độc tấu piano cùng dàn nhạc giao hưởng London. 

Bén duyên với piano từ năm 4 tuổi

Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu âm nhạc cổ điển, mẹ chơi đàn violin và piano, còn ông ngoại chơi đàn accordion, Nhật Anh đã học piano từ lúc 4 tuổi tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, cho đến năm 18 tuổi đi du học và theo học Cao học piano tại trường Học viện Âm nhạc Hannover, nước Đức. Nhật Anh tâm sự: “Do từ nhỏ, hằng ngày mình thấy mẹ và ông chơi nhạc nên yêu âm nhạc cổ điển từ đó. Từ khi gia đình mua cho cây đàn piano mới, chạm vào phím đàn mình đã thấy thích và cảm xúc dâng trào”.

Câu chuyện cảm xúc của Đoàn Nhật Anh được trải lòng trên từng phím đàn

Cứ như vậy, từ năm 4 tuổi chàng nghệ sĩ piano này đã dành trọn tình yêu cho từng phím đàn diệu kỳ. Chăm chỉ học đàn đến mức đã có một khoảng thời gian Nhật Anh thu mình bên cây đàn piano và cậu bé bỗng trở nên nhút nhát, ngại tiếp xúc với mọi người, sống khép kín và chỉ trải lòng qua những bản nhạc cổ điển. Thậm chí, mỗi lần đến lớp học Nhật Anh còn bị bạn bắt nạt.

Mang âm nhạc cổ điển đến cộng đồng

Chính nhờ piano đã giúp Nhật Anh tự chữa lành những vết thương trong tâm hồn mình, mạnh dạn bước ra thế giới và đặc biệt mang âm nhạc của mình đến cộng đồng để gắn kết những tâm hồn.

Các dự án âm nhạc điển hình như năm 2016 hòa nhạc Home concert cho các khán giả lớn tuổi tại căn biệt thự Vườn Tùng ở khu đô thị Ecopark. Buổi hòa nhạc tạo nên biến chuyển mới trong cách thưởng thức âm nhạc dành cho đối tượng không chuyên mà yêu nhạc cổ điển. Đến tháng 6-2018 là buổi hòa nhạc trong rừng tại khu đô thị Ecopark. Hòa nhạc sáng tạo khi kết hợp âm nhạc cùng thiên nhiên, thu hút được sự quan tâm và phản hồi tốt từ khán giả.

Ước mơ lớn nhất của chàng nghệ sĩ này là mang âm nhạc cổ điển đến với nhiều nhóm đối tượng trong cộng đồng, giúp họ sống hạnh phúc hơn

Tháng 7-2018, Nhật Anh tiếp tục tổ chức cuộc thi piano dành cho các đối tượng không chuyên mà yêu thích piano tham gia biểu diễn. Thành công vang dội khi số học sinh, sinh viên tham dự rất đông và để lại nhiều cảm xúc. Tháng 12-2018 tiếp nối là một chương trình hòa nhạc cổ điển dành cho cộng đồng tại Showroom Piano Steinway. Trong năm 2019 là hai buổi hòa nhạc “Những trang tuyển thuyết lãng mạn” tại trường British University. Bên cạnh đó là chương trình triển lãm tranh và hòa nhạc trong rừng Ecopark lần 2. Lần này có sự kết hợp với các họa sĩ nổi tiếng trưng bày những bức tranh giữa thiên nhiên và hòa cùng âm nhạc. Còn riêng năm 2020 là chương trình Festival Piano tại phố đi bộ hồ Gươm, Hà Nội.

Khi được hỏi tại sao Nhật Anh muốn thực hiện những dự án này, chàng nghệ sĩ chia sẻ: “Trước đây khi học ở trường nhạc viện, khán giả mình muốn hướng tới là thầy cô và các bạn, tức là đối tượng chuyên nghiệp. Khi diễn một bản nhạc, phải chú tâm nhiều vào cách xử lý sao cho tạo ra âm thanh hay và đẹp nhưng mình vẫn thấy hơi cứng nhắc. Đến khi nhận được lời mời diễn cho người lớn tuổi sống cùng khu, là khán giả không chuyên thì cảm giác lúc đầu rất bỡ ngỡ nhưng về sau lại thấy yêu bản nhạc mình chơi hơn. Bởi, người lớn tuổi thể hiện tình yêu âm nhạc cổ điển rất khác. Ở đây, mỗi bản nhạc là một câu chuyện cảm xúc riêng ẩn chứa trong đó, chứ không đơn thuần chỉ là những nốt nhạc hay cách xử lý bản nhạc sao cho âm thanh thật hay. Điều này khác xa với đối tượng khán giả nghe chuyên nghiệp”.

Và Nhật Anh trải lòng: “Mỗi dòng nhạc sẽ có cái hay riêng nhưng đối với mình thì dòng nhạc cổ điển có chiều sâu cảm xúc lớn. Mình từng xem bức tranh do 1 họa sĩ nước ngoài vẽ về các thể loại âm nhạc, trong đó miêu tả nhạc cổ điển giống như một chất hạnh phúc được “tiêm” vào tâm hồn con người. Và điều này cũng là tư tưởng của mình với âm nhạc cổ điển: Hạnh phúc, nhân văn và tình yêu thương. Mình muốn dùng âm nhạc cổ điển để tác động và làm cho các khán giả trở nên hạnh phúc hơn”.

Trong thời gian tới, mình sẽ triển khai một số hòa nhạc sáng tạo đến các khu đô thị mới để tiếp cận nhóm khán giả mới. Mình sẽ tiếp cận nền tảng số như mở kênh Youtube, Tik Tok và làm các video về âm nhạc cổ điển để tiếp cận gần hơn với khán giả trẻ. Tư tưởng âm nhạc của mình là mang hạnh phúc đến mọi người, giúp họ yêu âm nhạc hơn, cảm nhận vẻ đẹp hạnh phúc trong âm nhạc cổ điển.

Đoàn Nhật Anh chia sẻ


nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/news/19/127100/doan-nhat-anh-mang-am-nhac-co-dien-den-voi-cong-dong

Vượt qua Covid -19: Khi Tổ quốc gọi tên


Khi dịch Covid-19 ập đến, dự án thiện nguyện của tôi dành cho nhóm đối tượng phạm nhân phải tạm dừng lại.

Lần đầu tiên tôi được lên thăm chốt biên phòng tận rừng sâu để cảm nhận được sự gian khó nơi tuyến đầu chống dịch /// ẢNH: T.M
Lần đầu tiên tôi được lên thăm chốt biên phòng tận rừng sâu để cảm nhận được sự gian khó nơi tuyến đầu chống dịch
ẢNH: T.M
Vào những ngày cuối tháng 5.2020, khi tình hình Covid-19 tạm lắng xuống, tôi nhận lời mời của anh Trần Quốc Duy, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước, lên truyền lửa cho 600 chiến sĩ tại Tiểu đoàn 208, thuộc Trung đoàn Bộ binh 736 ở H.Lộc Ninh.

Quả thật tôi cũng chẳng bao giờ dám nghĩ mình sẽ có cơ hội vào giao lưu với các bạn trong hàng ngũ quân sự. Cũng thoáng chút do dự... Nhưng khi nghe đến tên chương trình “Khi Tổ Quốc gọi tên”, trái tim tôi rung lên những cảm xúc kỳ lạ!
Tôi đại diện nhà tài trợ nhận thư cảm ơn của anh Trần Quốc Duy, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước

Tôi đại diện nhà tài trợ nhận thư cảm ơn của anh Trần Quốc Duy, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước

Dường như nhiệt huyết trong tôi lại bùng lên sau vài tháng sống trong cảnh giãn cách xã hội ở mùa dịch đầu tiên. Đêm giao lưu với các chiến sĩ trẻ trước khi trở về các đơn vị nhận công tác vào hôm sau khiến cảm giác tinh thần yêu nước của mình càng tăng lên nhiều hơn.
Đêm đó, tôi được trải nghiệm cảm giác đầu đời khi được ngủ lại trong một tiểu đoàn bộ đội. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi lại lên đường đi thăm vài chốt biên phòng tại Lộc Ninh. Quả thật, một cô gái như tôi sẽ chẳng bao giờ phân biệt được thế nào là đồn biên phòng hay chốt biên phòng. Và tôi cũng chẳng thể nào hình dung ra thế nào là sự gian khổ của các anh lính ở đường mòn lối mở…
Mặc dù trước đó, khi những ngày cách ly xã hội, tôi đã nghe anh Duy tâm sự rất nhiều về những khó khăn gian khổ của chiến sĩ nơi biên giới. Thậm chí, có những hôm anh ấy đã thức trắng đêm làm việc để liên lạc với các nguồn lực về ủng hộ tiếp tế hàng hóa cho bà con dân tộc thiểu số cũng như các chốt biên phòng.
Tôi còn nghĩ trong đầu rằng anh bí thư tỉnh đoàn này cứ hình tượng hóa vấn đề lên, chứ giờ là thời bình, sao chiến sĩ lại khổ vậy. Nhưng ai ngờ, vừa bước vào chốt thứ nhất, tôi đã bật khóc! Trước mắt tôi là cánh rừng hoang vu, có một lán trại lập lên bằng vải dù thời chiến.
Cứ như thể cỗ máy thời gian của Doraemon để tôi quay lại những năm chiến tranh vậy. Chỉ thiếu mỗi tiếng bom đạn nổ bên tai là y chang đang ở giữa thời chiến. Đi thêm một chốt tiếp theo thì mọi người phải thay phiên nhau bế tôi, vì trong rừng sâu xe hơi không thể nào vào được. Quả thật khi nhìn thấy mọi người bế tôi vào tận ghế ngồi thì có những bạn chiến sĩ cứ nghĩ tôi đi đường xa nên bị say xe, chứ không bao giờ dám tin một cô gái khuyết tật như vậy lại mò vào tận rừng sâu thăm bộ đội.
Chuyến đi đó đã cho tôi rất nhiều cảm xúc và nhiều vốn sống trong môi trường biên phòng. Tôi trăn trở rất nhiều và quyết tâm phải làm điều gì đó giúp đỡ cho tuyến đầu chống dịch ở biên giới. Hai anh em chúng tôi đứa Bình Phước đứa Sài Gòn, cùng bắt tay đi vận động khẩu trang y tế, nước rửa tay, nhu yếu phẩm và rất nhiều thứ khác... để tiếp tế cho 62 chốt biên phòng và bà còn dân tộc thiểu số Bình Phước. Tôi hay gọi đùa với anh Duy rằng: “Hai anh em mình là cặp đôi chuyên đi ăn xin rồi về cho... người khác”.
Cứ hễ những ngày dịch kéo đến là hai anh em lại đầu bù tóc rối, quên luôn ăn uống để căng mắt lên làm việc suốt ngày đêm nhằm đi vận động nguồn lực. Căn nhà trọ 18 m2 của tôi thường xuyên ngập tràn hàng hóa của mọi người gửi về ủng hộ. Mỗi lần tôi đăng bài kêu gọi trên cả Zalo và Facebook thì nhận được sự hưởng ứng rất nhiều. Có công ty ủng hộ vài thùng khẩu trang, vài thùng mì, có người gửi vài chục chai nước rửa tay... Thậm chí, có bạn chỉ ủng hộ 100.000 đồng kèm theo nội dung: “Cho em góp một chút nhé chị!”.
Có lần, một anh tôi chỉ nói chuyện qua Zalo mà gần 9 giờ tối giữa trời mưa tầm tã chạy xe từ Q.9 lên Q.Tân Bình (TP.HCM) để ủng hộ mấy thùng khẩu trang và nước rửa tay. Khi mở cổng nhà ra, thấy tôi bé bằng đứa trẻ lớp hai, anh đã tròn xoe mắt kinh ngạc. Và còn rất nhiều câu chuyện cảm động về những người tử tế, tuy tôi chưa hề gặp ngoài đời thực, nhưng mỗi khi thấy tôi viết bài kêu gọi ủng hộ là luôn sẵn sàng hỗ trợ. Thực tế đó giúp tôi gạt đi chút buồn khi thỉnh thoảng một số người hàng xóm thẳng thừng bảo: “Thân mình còn lo chưa xong mà toàn đi lo cho thiên hạ”.
Quả thật khi đứng trước khó khăn, tôi càng tin rằng đất nước mình còn rất nhiều người tử tế. Đại dịch hơn một năm nay càn quét kinh tế của rất nhiều người, trong đó có cả chính tôi, khi có những ngày gần như bật khóc vì không biết lấy tiền đâu đóng tiền nhà, khi có những chương trình giao lưu truyền lửa của tôi đến phút cuối phải bị hủy… Nhưng khi Tổ quốc gọi tên thì cho dù là ai đi chăng nữa cũng sẵn sàng chiến đấu với “giặc vô hình” kia. Mỗi người đều phải có ý thức tôi rèn tinh thần trách nhiệm công dân của mình.
Và, một cô nhà văn “sáu chân” như tôi cũng không ngoại lệ!
Vượt qua Covid -19: Khi Tổ quốc gọi tên - ảnh 2
Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/vuot-qua-covid-19/vuot-qua-covid-19-khi-to-quoc-goi-ten-1406157.html

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021

Mùa tựu trường đặc biệt

  Như mọi năm thì 5-9 sẽ là ngày đặc biệt dành cho tuổi học trò. Đó là ngày khai giảng năm học mới, ngày được gặp lại thầy cô, bạn bè hoặc sẽ được gặp những người bạn mới và thầy cô mới. Vui nhất là được khoác lên mình bộ quần áo mới, bên cạnh sách vở mới. Ấy thế mà mùa tựu trường năm nay rất đặc biệt.

Khai giảng năm nay, thầy trò chỉ có thể nhìn thấy mặt nhau qua màn hình máy vi tính hoặc màn hình điện thoại. Và cụm từ “học online” đang là xu hướng. Con virus bé tí vô hình phải soi bằng kính hiển vi mới có thể nhìn thấy được, vậy mà mỗi ngày trôi qua chúng lại tạo ra những biến thể mới gây nguy hại đến con người chúng ta.

Thế nên không riêng Việt Nam mà các nước trên thế giới đã buộc phải “thích nghi” với đại dịch Covid-19 bằng cách học online và làm việc online. Đấy là trạng thái bình thường mới trong việc chung sống an toàn với đại dịch, cũng như để tìm cách vượt qua khó khăn này. 

Em Thị Thắm, lớp 6A2, Trường THCS Long Hà, huyện Phú Riềng ở nhà dự lễ khai giảng được phát trực tiếp trên trang facebook của trường - Ảnh: Phạm Tăng

Quả thật, việc học online sẽ xảy ra một vài bất cập như các bạn nhỏ sẽ được tự do hơn nên cũng có thể dẫn đến sự lơ là nhiều hơn. Hoặc những bạn ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện mua phương tiện hỗ trợ tốt. Hay như chất lượng sóng wifi chập chờn lúc được lúc không. Bởi vậy dẫn tới tình trạng không thể tiếp thu bài giảng của giáo viên tốt hơn, hay không thể trao đổi với bạn bè nhiều hơn. Các em học sinh cấp 1 thì phải có sự kèm cặp của ba mẹ trong những giờ học online để hướng dẫn thêm. Còn với học sinh cấp 2 trở lên thì chắc chắn sự quản lý của ba mẹ sẽ khác đi một chút. 

Đúng là học online như vậy thì không hề vui. Thậm chí bị gò bó vì giờ ra chơi sẽ chẳng có cảnh bạn bè tụm lại để cùng nhau tham gia trò chơi, ăn chung ổ bánh mì, hay uống chung ly trà sữa. Nhưng các em học sinh có biết rằng một kỹ năng vô cùng quan trọng trong kỷ nguyên mới này là gì không nhỉ? Nó chính là kỹ năng tự học. 

Thời 4.0, chúng ta rất may mắn khi chỉ cần một cú click chuột là sẽ có cả một kho tàng kiến thức trên Google mở ra trước mắt. Vậy nên đòi hỏi kỹ năng tự học phải được nâng cấp gấp đôi hơn bình thường, vì nếu không con người chúng ta sẽ bị ỷ lại vào công nghệ. Và sắp tới đây, nhân loại chúng ta sẽ bước vào kỷ nguyên 5.0 chứ không phải là 4.0 nữa đâu nhé. 


Em Nguyễn Phạm Bảo Ngân, lớp 9A, Trường THCS và THPT Võ Thị Sáu, huyện Bù Gia Mập dự lễ khai giảng tại nhà thông qua điện thoại thông minh. Ảnh: Văn Đoàn

Lúc này thì mọi công việc liên quan đến tay chân sẽ có robot thay thế làm giúp con người. Việc này đòi hỏi trí tuệ của chúng ta phải siêu phàm hơn robot để có thể điều khiển được nó. Bởi trí tuệ nhân tạo có khả năng ghi nhớ dữ liệu nhiều hơn so với bộ não của con người. Thế nên, ngay từ lúc này nhân loại chúng ta buộc phải đề cao tinh thần tự học, tập trung ghi nhớ dữ liệu thật tốt và luôn cải tiến sáng tạo nhiều hơn, đặc biệt có tinh thần tự giác cao. Vì nếu không, tương lai xã hội thay đổi thì chúng ta sẽ khó thích nghi được, chứ chưa nói đến việc thành công hay không? 

Vậy nên, trước đại dịch, trước những tháng ngày phải sống trong bối cảnh không thể ra ngoài gặp gỡ, tiếp xúc với xã hội là một cách dạy cho chúng ta phải biết cách dựa vào chính mình, tự chăm sóc sức khỏe bản thân và nâng cấp tinh thần tự học lên cao. Làm được điều này thì dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào ta cũng có thể thích nghi và vượt qua nghịch cảnh được các em ạ.

Chúc các em học sinh có một mùa tựu trường, dù không được gặp thầy cô, bạn bè một cách trực tiếp nhưng sẽ luôn biết cách nâng cấp tinh thần tự học, bước qua những khó khăn trong đại dịch.

Một quốc gia nếu biết đề cao cũng như khích lệ tinh thần tự học và khuyến khích thái độ sống tử tế thì chắc chắn quốc gia đó sẽ luôn tiên phong trong những phát minh giúp ích được cả thế giới.

Nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/news/72/126693/mua-tuu-truong-dac-biet

Quả bóng lăn, trái tim lăn

Vậy là thêm một mùa World Cup nữa lại về, hàng triệu trái tim trên khắp hành trình lại có dịp lăn theo quả bóng tròn. Bóng đá môn thể thao đ...